Cà Cuống, hương vị “để đời”
Cô gái đưa bàn tay dẻo quẹo bóc từng lớp bánh cuốn trắng mềm, mỏng như lụa, trải đều ra, nhúm một chút nhân thịt nạc, mộc nhĩ, nấm hương rồi cuộn tròn lại. Bốn, năm miếng bánh mượt mà đặt vào chiếc đĩa nho nhỏ, rắc một chút hành khô rau mùi, kèm theo bát nước chấm âm ấm và vài miếng chả Quế vàng ruộm cắt hình quả trám. Trước khi món ăn được đem ra mời khách, đích thân Ông Chủ cắm chiếc que tre (nhỉnh hơn đầu tăm một chút) chấm vào cái lọ Cà Cuống bé xinh, nhỏ vào bát nước chấm. Duy nhất một giọt, vị thoang thoảng mà hoà quện, phảng phất đậm đà đủ sức “chinh phục”, “để đời” những vị khách khó tính nhất.
Cà Cuống loài động vật quý hiếm, sống ở nơi trong lành, được dùng như một nét chấm phá cho những hương vị ngon Hà Nội. Ngày xưa, Tết đến, mâm cỗ của người Hà Nội ko thể thiếu hương Cà Cuống. Cho vào bát nước chấm Nem, chấm nộm hay phết lên miếng bánh Chưng ngồi nhâm nhi thì chẳng còn j thú hơn. Nước chấm đã có Cà Cuống thì ko thể có thêm tỏi, tiêu hay một số gia vị khác. Ngày nay khi môi trường ô nhiễm, loài côn trùng này trở nên hiếm hoi và có nguy cơ bị tuyệt diệt. Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều người bán cà cuống nhưng chủ yếu là con đông lạnh hoặc tinh dầu hoá học nhập khẩu Thái Lan nên chất lượng và mùi vị ko được như xưa.
Trải qua nhiều nghề, nhiều công việc khác nhau việc ae trong Shop Cà Cuống Đại Thanh đến với con Cà Cuống và các sản phẩm từ Cà Cuống thật sự là một cái duyên. Từ việc đi công tác bên Cambodia, được biếu vài con mang về. Lại biếu một số ae bạn bè đối tác thấy mọi người cứ khen ăn miết rồi nghiện đến mức ko thể ăn loại nước mắm khác. Rồi mọi người giới thiệu nhau, thấy nhu cầu ko phải ít nên ae nảy ra ý định kinh doanh cà cuống và rồi cứ thế gìn giữ phát triển cùng sự động viên ủng hộ của ae bạn bè và quý khách hàng. Ấy thế mà shop cũng đã có hơn 8 năm tuổi nghề trên thương trường với các sp liên quan đến Cà Cuống như con Cà Cuống tươi, tinh dầu cà cuống nguyên chất, nước mắm cà cuống, rượu cà cuống, con giống và 1 số sp khác đang ấp ủ cho ra trong thời gian tới.
Hôm bữa đi giao hàng có một Bác khách trung tuổi hỏi ” có j sâu sa ko mà các cháu ít tuổi lại gắn bó với cà cuống thế?”. ” Đầu tiên chỉ là lấy về sử dụng trong phạm vi gia đình, biếu tặng người thân, tập tành buôn bán. Sau thấy khách quý mến quá, bọn cháu quyết định gắn luôn. Tết năm ngoái có một vị khách đến nài nỉ để lại cho lọ tinh dầu cà cuống. Đang gặp lúc hiếm hàng mà muốn để gia đình dùng nên cháu ko bán. Sau biết a cần đến thế là vì cha già trong bữa cơm đón Xuân cứ áy náy thiếu hương vị cà cuống, cháu thực sự xúc động. Hà Nội vẫn còn những Cụ già giàu hoài niệm thế, “nghề” Cà Cuống ko thể thất truyền được”.
Có một số bạn trẻ thắc mắc, giá cà cuống đắt thế các sp của nó cũng ko fai rẻ liệu Cà Cuống có phải đặc sản dành riêng cho người giàu? Xin thưa, Đừng quan niệm giàu nghèo khi nói về món ăn truyền thống dân tộc. Nhiều gia đình ko mấy khá giả, vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra để được thưởng thức! Vậy Cà Cuống đã được nâng lên hàng ẩm thực có giá trị văn hoá-tinh thần.
Cô gái đưa bàn tay dẻo quẹo bóc từng lớp bánh cuốn trắng mềm, mỏng như lụa, trải đều ra, nhúm một chút nhân thịt nạc, mộc nhĩ, nấm hương rồi cuộn tròn lại. Bốn, năm miếng bánh mượt mà đặt vào chiếc đĩa nho nhỏ, rắc một chút hành khô rau mùi, kèm theo bát nước chấm âm ấm và vài miếng chả Quế vàng ruộm cắt hình quả trám. Trước khi món ăn được đem ra mời khách, đích thân Ông Chủ cắm chiếc que tre (nhỉnh hơn đầu tăm một chút) chấm vào cái lọ Cà Cuống bé xinh, nhỏ vào bát nước chấm. Duy nhất một giọt, vị thoang thoảng mà hoà quện, phảng phất đậm đà đủ sức “chinh phục”, “để đời” những vị khách khó tính nhất.
Cà Cuống loài động vật quý hiếm, sống ở nơi trong lành, được dùng như một nét chấm phá cho những hương vị ngon Hà Nội. Ngày xưa, Tết đến, mâm cỗ của người Hà Nội ko thể thiếu hương Cà Cuống. Cho vào bát nước chấm Nem, chấm nộm hay phết lên miếng bánh Chưng ngồi nhâm nhi thì chẳng còn j thú hơn. Nước chấm đã có Cà Cuống thì ko thể có thêm tỏi, tiêu hay một số gia vị khác. Ngày nay khi môi trường ô nhiễm, loài côn trùng này trở nên hiếm hoi và có nguy cơ bị tuyệt diệt. Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều người bán cà cuống nhưng chủ yếu là con đông lạnh hoặc tinh dầu hoá học nhập khẩu Thái Lan nên chất lượng và mùi vị ko được như xưa.
Trải qua nhiều nghề, nhiều công việc khác nhau việc ae trong Shop Cà Cuống Đại Thanh đến với con Cà Cuống và các sản phẩm từ Cà Cuống thật sự là một cái duyên. Từ việc đi công tác bên Cambodia, được biếu vài con mang về. Lại biếu một số ae bạn bè đối tác thấy mọi người cứ khen ăn miết rồi nghiện đến mức ko thể ăn loại nước mắm khác. Rồi mọi người giới thiệu nhau, thấy nhu cầu ko phải ít nên ae nảy ra ý định kinh doanh cà cuống và rồi cứ thế gìn giữ phát triển cùng sự động viên ủng hộ của ae bạn bè và quý khách hàng. Ấy thế mà shop cũng đã có hơn 8 năm tuổi nghề trên thương trường với các sp liên quan đến Cà Cuống như con Cà Cuống tươi, tinh dầu cà cuống nguyên chất, nước mắm cà cuống, rượu cà cuống, con giống và 1 số sp khác đang ấp ủ cho ra trong thời gian tới.
Hôm bữa đi giao hàng có một Bác khách trung tuổi hỏi ” có j sâu sa ko mà các cháu ít tuổi lại gắn bó với cà cuống thế?”. ” Đầu tiên chỉ là lấy về sử dụng trong phạm vi gia đình, biếu tặng người thân, tập tành buôn bán. Sau thấy khách quý mến quá, bọn cháu quyết định gắn luôn. Tết năm ngoái có một vị khách đến nài nỉ để lại cho lọ tinh dầu cà cuống. Đang gặp lúc hiếm hàng mà muốn để gia đình dùng nên cháu ko bán. Sau biết a cần đến thế là vì cha già trong bữa cơm đón Xuân cứ áy náy thiếu hương vị cà cuống, cháu thực sự xúc động. Hà Nội vẫn còn những Cụ già giàu hoài niệm thế, “nghề” Cà Cuống ko thể thất truyền được”.
Có một số bạn trẻ thắc mắc, giá cà cuống đắt thế các sp của nó cũng ko fai rẻ liệu Cà Cuống có phải đặc sản dành riêng cho người giàu? Xin thưa, Đừng quan niệm giàu nghèo khi nói về món ăn truyền thống dân tộc. Nhiều gia đình ko mấy khá giả, vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra để được thưởng thức! Vậy Cà Cuống đã được nâng lên hàng ẩm thực có giá trị văn hoá-tinh thần.
Chỉ nhỉnh hơn con gián đôi chút, giá một con Cà Cuống nguyên con là 50k và giá của lọ tinh dầu 3cc là 300k. Chỉ xuất hiện theo mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, 10 hàng năm. Cà cuống bắt về ko thể để quá lâu nên mỗi khi gom về là shop phải xử lý ngay, phải khéo tay tinh mắt và tỉ mẩn mới lấy được bọng tinh dầu của con cà cuống. Rồi cẩn thận cho vào từng lọ nhỏ có chút nước mắm để bảo quản, thân cà cuống thì hút chân ko để tủ lạnh. Chẳng có pha thêm hoá chất j đâu, chỉ là bí quyết nhà nghề thôi 😇, nên quý khách ko fai nghi ngại về chất lượng sp đâu ạ!
Dân sành ăn thường chọn phần sống lưng con cà cuống đực (gần gáy), bẻ đôi ra. Sau lớp vỏ xác cứng là một lớp thịt mềm ngon lạ. Nước chấm đậm, thịt phải chấm từ từ rồi nhấm dần nhấm dần nơi đầu lưỡi, vị ngọt thơm của nó thấm đến đâu biết đến đó. Có người nghiện cà cuống, dẫu đi năm châu bốn biển vẫn ko khỏi da diết nhớ cái vị bùi bùi ngai ngai ấy.
Theo dược học, Cà Cuống là một món ngon, quý, hiếm và có tác dụng tráng dương bổ thận, kích thích tiêu hoá. Tiếc là trong nhiều năm qua, món này chỉ được các bậc cao niên, trung niên hay các vị khách nước ngoài tương tư 😁. Giới trẻ vẫn thường thấy xa lạ, thậm chí sợ ko dám dùng. Thật tiếc biết bao!