Cà Cuống huyền thoại tiến Vua

Cà Cuống huyền thoại tiến Vua
Trên đất Hà Thành vốn nổi tiếng với những nét đẹp tinh tế trong văn hoá ẩm thực, các món ăn mang hương vị truyền thống được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực bởi cách chế biến từ gia vị. Nếu ko có gia vị đặc biệt Cà Cuống thì chắc hẳn món bánh cuốn, bún chả, bún thang, chả cá… ko thể có được hương vị tinh tuý, đặc trưng so với các vùng miền khác.
Từ thời xa xưa, Cà Cuống được xếp vào hàng sơn hào hải vị dùng để tiến vua. Ngày nay, cà cuống trở thành món ăn, gia vị thuộc hàng độc, ngon để muôn đời sau thưởng thức. Trước hết, cà cuống vừa có thể làm thức ăn, vừa có thể làm gia vị để tạo hương vị riêng cho món ăn khác. Từ món cà cuống rang muối giòn giòn, cà cuống chiên vàng cùng phomat ngậy ngậy, béo béo, tới đơn giản như cà cuống băm nhỏ xào với trứng, cà cuống băm nhỏ trộn lẫn với xì dầu mù tạt để chấm hải sản… hay cà cuống ngâm với rượu giúp tăng cường sinh lực và tạo ra một loại rượu thơm đầy quyến rũ.
Phần quan trọng, quý giá nhất trong con cà cuống là tinh dầu ( bọng thơm) trong con cà cuống đực. Người xưa và người HN sử dụng phần tinh tuý này cho các món ăn để đời, tiêu biểu cho nền văn hoá ẩm thực được bạn bè xa gần biết đến nhu bún thang, chả cá, chả nhái, bánh cuốn, nem cuộn…, tới đơn giản như bát nước chấm rau muống chỉ cần 1 giọt tinh dầu cũng đủ thơm lừng khắp mâm cơm.

Để lấy tinh dầu cà cuống thì sau khi bắt về, khía một đường ở sau gáy của con cà cuống, chỉ con đực thôi, rồi khéo léo rút ra 2 bọng tinh dầu màu trắng tinh khiết, nếu ko may lớp màng bên ngoài bị vỡ ra thì một mùi hương quế thoang thoảng rất khó tả sẽ lan toả khắp ko gian căn phòng.
Nếu có ít cà cuống, thường người ta sau khi làm sạch bỏ nội tạng, bỏ cánh sẽ đem hấp hoặc nướng chín để tinh dầu lan toả toàn thân. Sau đó băm nhỏ hoặc để nguyên con cho vào lọ nước mắm ngon, khi dùng lấy ra một ít pha vào nước mắm chấm bún chả, bánh cuốn hay chế vào nước dùng của bún thang và pha vào mắm tôm của món chả cá. Người sành ăn còn sử dụng nước mắm cà cuống để pha thêm vào giò lụa, nhân bánh chưng tạo ra hương vị thơm và cay nồng đượm cho món ăn này.
Cà cuống quý nhất ở tinh dầu nhưng ko có nghĩa là những phần khác của cà cuống là bỏ đi, bạn sẽ rất ngạc nhiên và ngỡ ngàng với món trứng cà cuống. Bầu trứng cà cuống bé tí tẹo, chỉ chừng như hạt thóc nếp, màu vàng chanh trong văn vắt. Ở các ruộng lúa, cà cuống đẻ trứng quanh thân lúa bé như hạt gạo, đầu đốm xám đen, cuống trứng màu vàng nhàn nhạt. Trứng cà cuống ko mềm như trứng tôm, trứng ốc cũng ko khô như trứng cá mà nó chắc chắc, dai dai, thoạt đầu tưởng như miếng kẹo cao su. Trứng thơm phức, thoang thoảng có mùi quế mà lại ko nồng gắt như quế, có lúc lại là mùi tiêu mà ko cay thực sự như hạt tiêu.
Phần thịt cũng thơm, bùi, ngầy ngậy và ngon đặc biệt. Khi ăn thịt cà cuống, bạn có thể xé từng phần con cà cuống và nếm từ từ để cảm nhận vị cay, bùi bùi, beo béo mà lại thanh thanh. Người mê mẩn món ăn này có thể ăn cả chục con mà ko biết ngán.
Các nhà văn nổi tiếng xứ Bắc như Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng đều dành những trang tuyệt bút để ca ngợi cà cuống. Nhưng người mô tả hương thơm cà cuống hay nhất có lẽ là nhà văn Thạch Lam, ông thấy mùi cà cuống trong tô phở “thoảng nhẹ như một nghi ngờ”. Quả vậy, một món ăn có chút tinh dầu cà cuống thơm nhẹ chứ ko nồng, ngỡ như có, ngỡ như ko, khó mà nắm bắt được. Chấm một miếng bánh cuốn vào bát nước mắm có cà cuống ngát hương, lại phải nhanh tay chấm miếng thứ 2 để định vị cái mùi j mà vẫn ko sao nắm bắt được rõ ràng.
Hầu hết các nước trong khu vực như Thái Lan, Mianma, Cambodia, Laos… cũng đều biết thưởng thức món thực phẩm này. Nhưng có lẽ chỉ người Việt Nam mà đặc biệt là người Hà Thành mới biết cách ăn con cà cuống một cách tinh tế nhất. Đó là lấy bọng tinh dầu, dùng tăm chích ra cho tinh dầu nhỏ hết vào cái lọ có nút đậy để giữ lâu, khi ăn lấy cái tăm chấm vào lọ tinh dầu ấy và nhúng vào bát nc mắm. Chỉ vậy thôi, người sành ăn sẽ ko bao h cho nhiều, vì cho nhiều thì sẽ quá nồng và át vị thơm của món ăn, cứ “thoảng nhẹ như một nghi ngờ” ấy mới là sành sỏi.
Nhiều tài liệu chia sẻ thêm một bí mật từ con cà cuống, đó là hạng Sơn hào Hải vị và là vật cống của các triều đại phong kiến nước ta. Đặc biệt, tinh dầu cà cuống có tác dụng gây “hưng phấn” nhẹ. Chả biết thế nào chứ hôm nọ cậu e lấy tinh dầu ko may bị vỡ 1 bọng, tiếc của cậu cho vào miệng mút ngón tay mà lúc sau kêu người e nóng gian mặt phừng phừng a ạ! Muốn biết thực hư thế nào, đành phải thử xem đúng hay ko vậy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *